TRƯỜNG THPT PHAN CHU
TRINH TỔ KHOA HỌC XÃ
HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc |
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
ĐỀ THI THAM KHẢO
TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM
2025, MÔN NGỮ VĂN
1. Đánh giá chung
* Phạm vi và nội dung kiến thức
- Đề thi tham khảo có sự tích hợp
phần viết đoạn văn với ngữ liệu ở phần đọc hiểu. Việc đưa ra ngữ liệu đọc hiểu
và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đọc hiểu, vừa viết đoạn văn trình bày ý
kiến từ ngữ liệu đọc hiểu giúp thí sinh tiết kiệm thời gian đọc. Điều này giúp
đánh giá được kỹ năng phần đọc hiểu, đồng thời đánh giá được kỹ năng viết nghị
luận văn học của học sinh.
- Bài viết nghị luận xã hội thông
thường sẽ có tính phân hóa học sinh. Tuy nhiên, với đề thi tham khảo Kỳ thi tốt
nghiệp THPT 2025 này, ngay cả câu hỏi đọc hiểu số 3-4-5 cũng tương đối khó với
học sinh. Về phần viết nghị luận văn học, đề thi có giới hạn số chữ (200 chữ)
nên có phần nhẹ nhàng hơn so với đề thi tốt nghiệp mọi năm. Ở phần viết nghị
luận xã hội, đề yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội 600 từ nên học sinh không
cần viết dài. Thậm chí, những học sinh không học giỏi văn cũng có thể viết được
đủ số từ mà đề yêu cầu bằng sự hiểu biết xã hội của mình.
2. Đánh giá cụ thể
a. Cấu trúc đề thi
- Về mặt cấu trúc, đề thi tham
khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 vẫn có 2 phần: Đọc hiểu và Phần viết tương tự
chương trình cũ. Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, đề thi đưa ra một ngữ liệu và yêu cầu
học sinh trả lời câu hỏi ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Ở phần
viết, đề thi có 2 câu, trong đó một câu yêu cầu viết đoạn và một câu viết bài.
- Điểm đổi mới trong cấu trúc đề
thi tham khảo là phần viết có sự linh hoạt. Nếu như chương trình cũ câu 1 viết
đoạn cố định là câu hỏi nghị luận xã hội và câu 2 yêu cầu viết bài văn là câu
hỏi Nghị luận văn học thì đề thi tham khảo có sự linh hoạt hơn. Cụ thể, phần
đọc hiểu nếu đã trích ngữ liệu nghị luận văn học thì phần viết bài sẽ không hỏi
về nghị luận văn học nữa mà hỏi về nghị luận xã hội. Tương tự, nếu phần đọc
hiểu đưa ra ngữ liệu là văn bản thông tin, văn bản nghị luận xã hội thì phần
viết bài sẽ hỏi nghị luận văn học. Điều này cho thấy cấu trúc đề thi mở hơn so
với chương trình cũ.
- Về phổ điểm, trước đây phần đọc
hiểu chiếm 3 điểm, phần viết 7 điểm, trong đó viết đoạn NLXH 2 điểm, viết bài NLVH
5 điểm. Với đề thi tham khảo, câu hỏi đọc hiểu được tăng cường với 4 điểm. Phần
viết chiếm 6 điểm, trong đó viết đoạn văn 2 điểm, viết bài văn chiếm 4 điểm.
b. Nội dung, mức độ nhận thức
- Đề tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp
THPT 2025 bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đảm
bảo tiêu chí về chọn ngữ liệu, ma trận câu hỏi. Với chương trình cũ, ngữ liệu
đọc hiểu thường rơi vào những nội dung tương đối quen thuộc như: Phẩm chất cần
có của thanh niên hay những vấn đề thời sự gần gũi. Còn ở đề thi tham khảo, ngữ
liệu phần đọc hiểu rất hay và đậm chất văn chương. Tuy nhiên, có thể thấy rằng,
một đoạn thơ về Hà Nội sẽ không khó với những học sinh ở thành thị, nhưng với
học sinh vùng nông thôn, vùng sâu xa, chưa ra Hà Nội bao giờ thì sẽ gặp khó để
hiểu sâu văn bản.
- Trong đề thi tốt nghiệp THPT
mọi năm, phần viết bài là câu hỏi Nghị luận văn học. Trong khi đó, phần viết
bài ở đề thi minh họa lại ra nghị luận xã hội. Câu nghị luận xã hội hỏi về kiến
thức xã hội nhưng vẫn kiểm tra được cách viết văn của học trò tương đối hợp lý.
Đồng thời, tránh được tình trạng học vẹt, học tủ của nhiều năm trước - khi phần
viết bài thường là câu nghị luận văn học với ngữ liệu trong SGK.
- Phần đọc hiểu trong đề minh họa
tăng 1 điểm, tạo cơ hội cho học sinh “kiếm điểm”. ở những câu trả lời ngắn. Số
lượng câu hỏi đọc hiểu tăng 1 câu, vấn đề được hỏi xoay quanh đặc điểm hình
thức, nội dung và liên hệ vấn đề với thực tế. Về cơ bản không có điểm khác biệt
lớn các loại câu hỏi trong đề thi những năm trước đây. Tuy vậy, đề mới sẽ xuất
hiện thêm các câu hỏi về đặc trưng thể loại, các câu hỏi yêu cầu học sinh phải
vận dụng, liên hệ với thực tiễn.
c. Dạng câu hỏi và đáp án (đối với các môn thi trắc nghiệm)
Trên đây là bản phân tích, đánh
giá đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Ngữ văn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét