THÔNG TIN MỚI

🚀 "Hãy không ngừng học hỏi, thành công sẽ đến!" 💡 "Kiên trì là chìa khóa của thành công!" 🌟 "Nỗ lực hôm nay, tỏa sáng ngày mai!" 🔥 "Tương lai của bạn được xây dựng từ hôm nay!"

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

ĐỀ THI-ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 12

 

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

      TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CHÍNH THỨC

   

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2024-2025

Môn: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại, hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”

Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.

Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.

Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.

Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên".

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.115)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào?

Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích.

Câu 4. Theo tác giả: Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên. Anh/ chị cần chuẩn bị hành trang gì để phát triển bản thân? Vì sao?

Câu 5. Nêu suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của tác giả trong câu văn: Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới.

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)    

Từ nội dung của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.

Câu 2. (4,0 điểm)

Tuổi trẻ của tôi
mười tám, hai mươi
trong và tinh khiết như nước suối đá
khỏe và mơn mởn như mầm lá
rộng và dài như mơ ước, yêu thương
vươn lên và bền vững như con đường
gắn vào đất, tạc vào mặt đất

Tuổi trẻ như sao trời mát mắt
khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên
và cháy bùng như lửa thiêng liêng
khi giặc giã đụng vào bờ cõi
dẫu rụng xuống, vẫn chói lên lần cuối
gọi dậy những lớp người
dẫu rụng xuống, bầu trời không trống trải
trong mắt người sao vân mọc khôn nguôi…

(Trích Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo,
Nguyễn Trọng Tạo tuyển tập - Thơ và nhạc
, Tập một, NXB Văn học, 2019, tr. 549-550)

Viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh tuổi trẻ trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự hi sinh cao cả của lớp thế hệ thanh niên ngày nay.

---------------------- HẾT ----------------------

- Thí sinh không sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

 

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

      TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

  

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I,

KHỐI 12, NĂM HỌC 2024-2025

MÔN THI: NGỮ VĂN

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

4,0

 

1

Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm.

0,5

2

Các thao tác lập luận trong văn bản: Giải thích, bình luận, chứng minh.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Học sinh chỉ ra được 2 thao tác: 0,5 điểm.

+ Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm.

0,5

3

- Tác dụng của câu hỏi tu từ:

+ Nhấn mạnh, thúc giục thế hệ trẻ cần chủ động, dấn thân, không ngại khó khăn gian khổ để vượt qua giới hạn của bản thân.

+ Làm cho câu văn thêm sinh động, tăng giá trị biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

-   Học sinh chỉ ra được  biện pháp tu từ và nêu được tác dụng: 1.0 điểm.

-   - Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ: 0,5 điểm.

-   - Học sinh chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ: 0,5 điểm.

- Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm.

1,0

4

- Cần chuẩn bị: tri thức và kĩ năng để phát triển bản thân. 

- Vì: Những tri thức giúp ta có những suy nghĩ đa chiều, hiểu biết sâu rộng để tự tin hơn; kĩ năng giúp ta thích nghi được trong những môi trường mới. Để làm được vậy cần phải đọc sách và học hỏi.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0

5

- Ý kiến xác đáng, chí lí.

- Lí do: Người trẻ không có năng lực hành động sẽ không thể phát huy những thế mạnh của mình trong tương lai, phát triển bản thân như giao tiếp, công nghệ thông tin, ...

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm.

+ Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

+Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

1,0

II

 

VIẾT

6,0

 

1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.

2,0

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Biến ý tưởng thành hành động.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng: không cho điểm

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Ý tưởng là những gì có trong suy nghĩ, hành động là việc biến ý tưởng thành thực tiễn. Câu nói nhằm nhấn mạnh sự khó khăn trong việc thực hiện ý tưởng của bản thân; thành công luôn là hành trình dài, vì vậy phải biết kiên trì và làm đến cùng những ý tưởng; đồng thời nên nhìn nhận đúng đắn những khó khăn của bản thân và thời đại để ý tưởng không hoài phí; v.v..

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 0,75 điểm.

+ Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,5 điểm – 0,75 điểm.

+ Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,25 điểm.

+ Học sinh không trình bày được: 0 điểm

1,0

d. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

 

2

Cảm nhận về hình ảnh tuổi trẻ trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về sự hi sinh cao cả của lớp thế hệ thanh niên ngày nay.

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận hình ảnh của tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ ngày nay.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết. HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Hình ảnh của tuổi trẻ: Đẹp, giàu sức sống, có cách nhìn đa chiều về tuổi trẻ với những khát khao và lý tưởng cống hiến.

- Nhận xét: Đó là lý tưởng cao đẹp, biết hi sinh, cống hiến sức trẻ của mình cho đất nước và quê hương.

* Nghệ thuật:

- Cách tạo hình độc đáo, sáng tạo.

- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh linh hoạt.

- Cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh giàu cảm xúc.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

+ Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 2,25 điểm.

+ Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,5-1,25 điểm.

+ Học sinh không trình bày được: 0 điểm

 

 

 

 

2,5

 

 

 

d. Diễn đạt: Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Tổng điểm

10,0

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến