I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
VIỆT
NAM QUÊ HƯƠNG TA
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân
yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
(Trích “Bài thơ Hắc Hải”, tuyển thơ Nguyễn Đình
Thi)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?
Câu 2. Vẻ
đẹp của đất nước ta được tác giả miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng của
chúng: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời
đẹp hơn”.
Câu 4. Tình cảm của tác giả
đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản?
Câu 5. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh
sắc quê hương Việt Nam?
II. VIẾT (6,0
điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ
nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê
hương ta”, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng
và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) để phân tích,
đánh giá về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
……………………………..Hết…………………………….
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
1 |
Thể thơ: lục bát. Hướng
dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Câu
trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm. |
0,5 |
2 |
Vẻ đẹp của đất nước ta được tác giả
miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh: mênh mông biển lúa, cánh cò bay lả, mây mù che đỉnh Trường Sơn, đất nắng chan hoà, hoa
thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh, mắt
đen cô gái long lanh,…. Hướng
dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh chỉ ra được nhiều hơn 3
hình ảnh, chi tiết: 0,25 điểm. + Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0 điểm. |
0,5 |
|
3 |
+ Nhân hóa: ơi + Ẩn dụ: Biển lúa + So sánh: Mênh mông biển
lúa đâu trời đẹp hơn Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên
tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam. Hướng dẫn chấm: -
Học
sinh chỉ ra được 3 biện pháp tu từ và nêu được tác dụng: 1.0 điểm. -Học sinh chỉ ra được 3 biện pháp
tu từ: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được 2 biện
pháp tu từ: 0,25 điểm. - Học sinh nêu được tác dụng: 0.5
điểm. |
1,0 |
|
4 |
Tình cảm yêu mến, quý trọng,
tự hào đối với quê
hương, đất nước, dân tộc và con
người Việt Nam, thể hiện qua các từ ngữ: thân yêu, thương đau, tự hào, thủy chung,… Từ tình cảm đó, tác
giả đã ngợi ca vẻ đẹp của đất nước qua cảnh sắc quê hương và sự anh dung, bất
khuất của những người anh hùng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương
như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung
phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết
phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý:
Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách
miễn hợp lý là chấp nhận được. |
1,0 |
|
5 |
- Nêu được tình cảm,
thái độ của bản thân đối với đất nước: Tự
hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân
tộc Việt Nam. - Lý
giải nguyên nhân bản thân có được những tình cảm ấy. Hướng
dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo
đúng ý): 1,0 điểm. + Trả lời được 1
ý: 0,5 điểm. +Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
6,0 |
|
1 |
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng
và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp. |
2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác
định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân
– hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ quê
hương Việt Nam. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng: không cho điểm |
0,25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để
làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được
các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Bài thơ nói lên được vẻ đẹp của đất
nước Việt Nam ta cả về cảnh quan thiên nhiên lẫn bề sâu văn hóa – lịch sử. Là
một học sinh, trước tiên, thanh niên cần phải: – Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao
động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất
nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. – Quan tâm đến đời sống chính trị-
xã hội của địa phương, đất nước, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. – Tích cực rèn luyện đạo đức, tác
phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu
tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá
trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc. – Tích cực tham gia góp phần xây
dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia
bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu
cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình
nguyện, làm tình nguyện viên,… – Biết phê phán, đấu tranh với
những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Hướng dẫn chấm: + Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc:
0,75 điểm. + Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc
chưa sâu sắc: 0,5 điểm – 0,75 điểm. + Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các
biểu hiện, chưa đánh giá: 0,25 điểm. + Học
sinh không trình bày được: 0 điểm |
1,0 |
||
d.
Diễn đạt Đảm
bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 |
||
đ.
Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
|
2 |
Viết một
bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá về cấu tứ và hình ảnh của bài
thơ Việt Nam quê hương ta của
nhà thơ Nguyễn Đình Thi. |
4,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển
khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân
tích, đánh giá về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi |
0,5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để
làm rõ vấn đề của bài viết. HS có thể viết bài nhiều
cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm
bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nội dung chính của bài
thơ Việt Nam quê hương ta và
nhà thơ Nguyễn Đình Thi. - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật: +
Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt
Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng
vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. +
Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc
họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo,
hoa thơm quả ngọt”. +
Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng
vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. +
Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh
giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với
những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường,
đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân
dân bảo vệ đất nước. =>
Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ
cũng như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc
ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người. +
Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam: “Đất nghèo nuôi
những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ … Mắt đen cô gái long
lanh/ Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.” =>
Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất và chịu thương chịu khó của người Việt
ta. Cùng với tình nghĩa thủy chung - “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung” và
cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”. Từ
những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt
tác, Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con
người, đất nước Việt Nam. *
Đánh giá chung: Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều
cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước
của mình. Hướng dẫn chấm: + Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc:
2,5 điểm. + Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc
chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 2,25 điểm. + Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các
biểu hiện, chưa đánh giá: 0,5-1,25 điểm. + Học
sinh không trình bày được: 0 điểm Lưu ý: Học sinh có
thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật. |
2,5 |
||
d.
Diễn đạt Bảo đảm
chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
||
đ. Sáng tạo Thể hiện
suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10,0 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét