Đề 1:
Phần I. ĐỌC
Đọc văn bản sau:
QUÁN
HÀNG PHÙ THỦY
Một
phù thủy
Mở
quán hàng nho nhỏ
“Mời
vào đây
Ai
mua gì cũng có”
Tôi
là khách đầu tiên
Từ
bên trong
Phù
thủy ló ra nhìn
“Anh muốn mua gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua
hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“Hàng
chúng tôi chỉ bán cây non
Còn
quả chín, anh phải trồng, không bán!”.
(Theo K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)
Thực hiện các
yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu
2. Chỉ ra một biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Trong văn bản, vị khách đầu tiên muốn mua những gì?
Câu 4. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 5. Theo em, vì sao quán
hàng phù thủy không bán những thứ vị khách đầu tiên muốn mua?
Câu 6. Nêu giá trị biểu đạt của
hình ảnh “cây non” và “quả chín” trong bài thơ.
Câu
7. Em có đồng tình với quan niệm “quả chín phải trồng” của phù thủy
không? Vì sao?
Câu
8. Nếu trở thành vị khách của gian hàng phù thủy, em sẽ mua gì cho mình? Giải
thích tại sao?
Phần II. VIẾT: Từ nội dung
văn bản đọc hiểu, viết bài văn nghị luận trình bày
suy nghĩ của em về quan niệm: “Hạnh phúc là hành trình, không phải là
đích đến”.
Đề 2:
Phần I. ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời
các câu hỏi:
Sao anh không về chơi
thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây
đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách
đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm
đà?
(Hàn Mặc Tử, “Đây thôn
Vỹ Dạ”, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2006, tr.38-39)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
Câu 2. Hãy
cho biết tác giả đã nhắc đến hai đối tượng nào qua hai câu thơ sau:
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 4. Xác
định biện pháp tu từ ở hai câu thơ sau:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Câu 5. Từ "kịp" trong hai dòng thơ:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng
Câu 6. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu
thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”?
Câu 7. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất
và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 8. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ
Dạ.
Phần II. VIẾT (4.0 điểm)
Từ nội dung văn bản đọc hiểu anh/chị hày viết bài văn nghị luận (khoảng 500
chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.
Đề 3:
A) Đọc văn bản sau và trả lời
câu hỏi
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay...
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẵm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời hiện thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: Ba! Ba!
(Đặng Việt
Ca)
Câu 1. Bài thơ
bật ra từ âm thanh nào trong cuộc sống đời thường?
Câu 2. Hãy đặt
nhan đề cho bài thơ.
Câu 3. Nêu đại
ý của bài thơ.
Câu 4. Chỉ ra
hai hình ảnh ẩn dụ ấn tượng trong bài thơ.
PHẦN LÀM VĂN: Suy nghĩ của
em về tháo độ học tập qua loa, đối phó, không học thật sự của học sinh hiện
nay.
Đề 4:
PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích
sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi
bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó
là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh
vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước
những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những
đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng
không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau
khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng”
của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi
về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải
chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát
lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin
đã khẳng định?
(Theo Bài tập Ngữ
văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
1.
Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản?
2.
Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?
3.
Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường
bệnh?
4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi
ngay khi còn sống? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Thơ Nguyễn Việt Chiến
Từ văn bản
trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn về trách nhiệm của thanh niên trước tình hình biển đảo
hiện nay.
Đề 5: Phần đọc hiểu:
A) Đọc văn bản
sau và trả lời câu hỏi
CHA
ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với
thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ
chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc
Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong
phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ
mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn
ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói
quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền
sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51,
ngày 20-2-2008)
1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? vì sao?
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp
đó?
PHẦN LÀM VĂN: Có ý kiến cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt
điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.
Các bạn sẽ hết F.A (Forever Alone).”. Ý kiến của anh/chị?
Đề 6:
PHẦN ĐỌC – HIỂU: Đọc văn bản
sau và trả lời câu hỏi:
Tôi đi thắp nén nhang những
ngày đầu năm
Nơiđây
là nghĩa trang bao nhiêu người nằm
Nơi ai mỏi bước
chân tìm về nương náu
Nhẹ gối đầu, ngừng
nỗi đau.
Tôi đi qua tấm
bia không in hình dung
Trước mắt những
cái tên xa xôi lạ lùng
Sinh ra hay chết
đi giờ như dĩ vãng
Người ghé ngang,
rồi biến tan
Những đêm đông
nghe chuyện xưa thấy nhớ
Ngày ấy cha như
đứa trẻ thơ bỡ ngỡ
Bà lão không tên
xa rồi
Người cũ như cơn
gió trôi
Hồi ức nơi cha
đong đầy những ấm áp chưa vơi.
Giữa mênh mang
bao điều chưa biết tới
Người hãy cho
tôi cúi đầu nghe dẫn lối
Ngày sau lúc tôi
như là một cơn gió bay thoáng qua
Đời nhắc hay
quên người lạ vội vã.
(Hồi ức – Phan Mạnh Quỳnh)
1.
Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn
bản?
2.
Nội dung của văn bản?
3.
Nét văn hóa nào được nhắc đến trong văn bản? Ý nghĩa của nét
văn hóa đó trong đời sống tâm linh của người Việt.
PHẦN LÀM VĂN
Viết một đoạn văn ngắn trình
bày suy nghĩ của em về nét văn hóa được đề cập đến ở văn bản “Hồi Ức” của Phan
Mạnh Quỳnh
Đề 7:
Phần đọc – hiểu: Đọc văn bản
sau và trả lời câu hỏi:
Lâu nay tôi vẫn
sống giữa phố xá đông vui
Tiếng xe che tiếng
nói
Lâu nay tôi vẫn
sống giữa laptop tivi
Người đi qua
nhau chẳng một câu
Hôm nay tôi muốn
đến những góc phố xa xôi
Những nơi chưa
ai tới
Hôm nay tôi muốn
đến những ngóc ngách thôn quê
Giờ đây tôi cất
hết bao nỗi buồn
Xách balo lên và
đi
Không nghĩ suy
lo âu về ngày mai
Bon bon trên những
chuyến xe
Cất hết bao nỗi
buồn
Phá không gian
giam cầm ta
Trong những ưu
tư mỗi ngày
Đón lấy thế giới
tôi đang nhìn
Kìa trông ra đằng
xa xa
Ba bốn anh đang
dắt trâu ra đồng
Kìa trông theo thuyền
lênh đênh
Tôm cá tươi
Bác ngư dân cười
vui
Kìa cô em miền
trung du
Trên núi cao
Ôi má hây hồng
đào
Kìa sông sâu rừng
hoang vu
Mang nét kia
Không nơi đâu
sánh bằng
Ôi Việt Nam!
(Việt Nam những chuyến đi – VicKy Nhung)
1.
Xác
phong cách ngôn ngữ ? Tìm biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong văn bản?
2. Hình ảnh đất nước Việt nam hiện lên trong văn bản như
thế nào?
3. Cảm xúc của tác giả về đất nước Việt nam ra sao?
Phần làm văn
Câu 1: Em có suy nghĩ gì về cách sống ngày nay của người
Việt nam ở các đô thị qua đoạn thơ sau:
Lâu nay tôi vẫn
sống giữa phố xá đông vui
Tiếng xe che tiếng nói
Lâu nay tôi vẫn sống giữa laptop tivi
Người đi qua nhau chẳng một câu.
Đề 8:
PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc văn bản sau
và trả lời câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn
cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm
cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào
để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời
mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho
hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi
lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng
vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ
bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh
thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng
vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức
biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của
những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát
để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người
cảm xúc gì?
PHẦN LÀM VĂN: Suy nghĩ của
em về vai trò của người hiền tài trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia – Thân Nhân Trung”.
Đề 9:
PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc
văn bản sau và trả lời câu hỏi
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên
đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền
xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên,
hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời,
hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững
lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường
kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi
mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh
bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết
bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi
một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững
lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn
bản trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu
in đậm của văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế
nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp
trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
PHẦN LÀM VĂN:
Thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”của
Nguyễn Dữ.
Đề 10:
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi
từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như
hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ
được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm
gì của tác giả đối với tiếng Việt.
PHẦN
LÀM VĂN:
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ
của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ
ngày nay.
Câu
2: Qua nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện
chức phán sự đèn Tản Viên, em có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện
và cái ác trong xã hội nay.
Đề 11:
PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản
sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ ơi, con
đã già rồi.Con ngồi nhớ mẹ, khóc như trẻ con. Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ
ngẫn nhớ ngôi nhà xưa. Ngày xưa cha ngồi uống rượu mẹ ngồi đan áo, ngoài hiên. Mùa
đông cây bàng lá đổ.
Ngày xưa
chị hát vu vơ, mấy câu ca cổ cho em nằm mơ. Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn
quàng cổ ấm hơi mẹ tôi. Ngày xưa bên giường cha nằm, mẹ buồn xa vắng, nhìn cha,
thương cha chí lớn không thành.
Biển sóng
thét gào một ngày một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa.Trời gió mây ngàn một ngày
khóc mẹ trăng tàn sao rơi. Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà
mình.tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.
Trèo lên đỉnh
núi thiên thai ối a, mẹ ngồi trông áng mây vàng, mẹ ơi hãy dắt con theo ối a để
con mãi mãi bên mẹ.
Mẹ ơi thế
giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh
quang không bằng có mẹ. (Mẹ tôi – Trần Tiến)
Câu 1. Chủ đề của bài hát là gì?
Câu 2. Nghệ thuật nào được sử dụng trong lời
bài hát trên? Nêu tác dụng của chúng?
Câu 3. Tình cảm của tác giả thể hiện
trong bài hát trên như thế nào?
PHẦN LÀM VĂN: Viết một đoạn văn ngắn
nêu cảm nhận của em về lời hát sau: “Mẹ ơi! thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú
quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ”
Đề 12:
PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản
sau và trả lời câu hỏi:
Con ngày
nào chưa biết khóc cười
Gieo nỗi niềm lên cánh tay đưa
Cha giờ về bạn với mây trời
Mang nắng về nhuộm giấc mơ con
Mây nhẹ trôi xa bóng trăng rồi
Con có buồn khi không thấy cha
Mang nét buồn nhòa theo năm tháng
Ôi còn đâu câu hát mơ màng
Con đi đâu để thấy hoa bay nơi cuối trời
Cha lênh đênh ngày tháng mây trôi bên lưng đồi
Sông đưa nôi và suối thay cha câu ru hời
Con lớn lên cùng nắng trên vai
Cha vui như cánh hoa phai giữa trời
Thương con chiếc nón mười trông
Thương thân 1 đời bão giông
Mong cho đất trời lặng yên để cha theo bước
con đường con đi
Con đi đâu để thấy hoa bay nơi cuối trời
Cha lênh đênh ngày tháng mây trôi bên lưng đồi
Sông đưa nôi và suối thay cha câu ru hời
Con lớn lên cùng nắng trên vai
Cha vui như cánh hoa phai giữa trời.
(Đi đâu để thấy hoa bay –
Nguyễn Hoàng Dũng)
Câu 1: Nội dung của văn bản?
Câu 2: Xác định phong cách
ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 3: Xác đinh biện pháp
nghệ thuật trong câu: “Con lớn lên cùng nắng
trên vai/
Cha vui như cánh hoa phai giữa trời”
Phần làm văn: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về
vai trò của người cha trong gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét